Skip to main content
dich vu mam cung to nghe moc 5feb5fb5
mam cung to nghe moc tron goi de4bf0ac
mam cung to nghe moc 808639d9
mam cung gio to nghe moc efa812c8
dic vu dat mam cung gio to nghe moc 4bdd389e
dat mam cung to nghe moc 77e1e2e6
  • dich vu mam cung to nghe moc 271fd76d
  • mam cung to nghe moc tron goi af0f04c1
  • mam cung to nghe moc 23901c5a
  • mam cung gio to nghe moc f68ccc46
  • dic vu dat mam cung gio to nghe moc f4ca8e39
  • dat mam cung to nghe moc cdc1ad8f

mâm cúng giỗ tổ nghề mộc

Khi bạn đặt mâm cúng tổ ngành mộc, mâm cúng Kiến Tường cam kết:

✅ Món ăn ngon, đảm bảo chất lượng

✅ Trọn gói, đầy đủ, không phát sinh chi phí

✅ Hỗ trợ chi phí ship

✅ Bày biện chu đáo, hướng dẫn cúng bài bản.

2.550.000 7.650.000 

    Mâm cùng bao gồm
    Mâm quả:
    1 giỏ (5 loại quả)
    Hoa đồng tiền:
    1 bó 20 bông
    Nhang rồng phụng:
    3 cây
    Nhang thơm:
    1 (nhang 4 tấc + nhang nhí nhỏ)
    Đèn cầy:
    2 ly
    gạo:
    1 hủ
    Muối:
    1 hủ
    Trà hương lài:
    1 gói
    Thuốc lá:
    1 gói
    Rượu nếp:
    1 chai
    Nước chai 330ml:
    1 chai
    Giấy cúng giỗ tổ ngành:
    1 bộ
    Bánh kẹo:
    2 hộp bánh 1 bịch kẹo
    Trầu cau:
    3 quả cầu , 5 lá trầu
    Chè:
    5 hộp
    Xôi:
    5 hộp (Xôi gấc in mặt đậu xanh)
    Cháo trắng:
    5 hộp
    Bộ Tam sên:
    3 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc, 3 con tôm càng
    Gà luộc:
    Gà ta 2kg – 2,5kg, cháo+ gỏi
    Tháp thỏi vàng 8 tầng cao 80cm:
    1
    Dụng cụ đi kèm:
    Ly sứ(6) + Chén, Đũa, Muỗng(5 bộ) + Bình hoa (1)+ lư nhang(1)
    Giới thiệu mâm cúng

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện sự biết ơn, tri ân, tưởng nhớ của các thế hệ sau đến các bậc tiền bối đã sáng lập và phát triển nghề này. Cùng Mâm Cúng Kiến Tường tìm hiểu chi tiết về mâm cúng giỗ tổ nghề mộc trong bài viết sau nhé!

    Ý nghĩa mâm cúng giỗ tổ nghề mộc

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc mang ý nghĩa sâu sắc, vừa là dịp để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã sáng lập và phát triển nghề, đồng thời cũng là lúc những người trong ngành thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ nghề. Đây là cách mà các chủ doanh nghiệp gỗ và thợ mộc thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn,” tưởng nhớ những người đã đặt những viên gạch đầu tiên, xây dựng nền tảng cho nghề mộc phát triển qua nhiều thế hệ.

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc không chỉ đơn thuần là một nghi thức mà còn là một sự kết nối tâm linh, cầu mong tổ nghề ban phước lành cho công việc được suôn sẻ, hanh thông. Trong buổi lễ, những người thợ và doanh nhân trong lĩnh vực này dâng lên các lễ vật với tấm lòng thành kính, cầu mong sự bình an, may mắn, và tài lộc trong quá trình hành nghề. Việc tổ chức mâm cúng giỗ tổ cũng giúp thợ mộc duy trì và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nghề, tiếp tục phát triển công việc trên nền tảng đạo đức và sự kính trọng đối với tổ nghề, từ đó hy vọng công việc luôn thuận lợi và thăng tiến.

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc có những lễ vật gì?

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc bao gồm các lễ vật đặc trưng nhằm thể hiện lòng thành kính và sự trang trọng. Tùy vào quy mô làng nghề, quy mô công ty, phong tục vùng miền mâm cúng giỗ tổ ngành mộc sẽ có những điểm khác nhau. Nhưng những lễ vật thường có trong mâm cúng giỗ tổ nghề mộc thường bao gồm:

    • Trái cây: ngũ quả (5 loại quả khác nhau). Không nên chọn những quả sau: măng cụt, vú sữa vì tên gọi không mang ý nghĩa tốt.
    • Hoa: hoa lay ơn hoặc hoa cúc vàng
    • Nhang rồng phụng 5 tất: 3 cây hoặc 5 cây
    • Heo quay nguyên con
    • Trầu cau có vôi thuốc
    • Gạo, muối, trà, rượu, nước
    • Gà trống luộc chéo cánh đẹp
    • Bánh bao
    • Bánh chưng chả lụa (nếu có, thường cúng vào dịp tháng 12 âm lịch)

    Giá mâm cúng tổ nghề mộc

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc gói 1 – Giá: 2.550.000vnđ

    1. mâm ngũ quả ( trái cây nhập và theo mùa ): 1 giỏ
    2. Hoa cúng: 1 bó hoa đồng tiền (20 bông)
    3. Nhang rồng phụng: 3 cây
    4. Nhang thơm: 1 (nhang 4 tấc + nhang nhí nhỏ)
    5. Đèn cầy: 2 (ly múi)
    6. Gạo hủ + muối hủ: 1
    7. Trà hương lài: 1 gói
    8. Thuốc lá: 1 gói
    9. Rượu nếp: 1 chai
    10. Nước chai 330ml: 1 chai
    11. Giấy cúng giỗ tổ ngành: 1 bộ (sét thường)
    12. Bánh kẹo: 1 (2 hộp bánh 1 bịch kẹo)
    13. Trầu cau: 1 (3 quả cầu , 5 lá trầu)
    14. Chè: 5 hộp (chè đậu trắng )
    15. Xôi: 5 hộp (Xôi gấc in mặt đậu xanh )
    16. Cháo trắng: 5 hộp
    17. Bộ Tam sên:  1 phần (3 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc, 3 con tôm càng)
    18. Gà luộc: 1 con (Gà ta 2kg – 2,5kg, cháo+ gỏi)
    19. Tháp thỏi vàng 8 tầng cao 80cm: 1

    Dụng cụ đi kèm

    1. Ly sứ hồng cánh sen: 6
    2. Chén, Đũa, Muỗng: 5 bộ (Dụng cụ sử dụng một lần)
    3. Bình hoa: 1
    4. Lư nhang: 1

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc gói 2 – Giá: 3.707.000vnđ

    1. mâm ngũ quả ( trái cây nhập và theo mùa ): 1 giỏ
    2. Hoa cúng: 1 bó hoa đồng tiền (20 bông)
    3. Nhang rồng phụng: 3 cây
    4. Nhang thơm: 1 (nhang 4 tấc + nhang nhí nhỏ)
    5. Đèn cầy: 2 (ly múi)
    6. Gạo hủ + muối hủ: 1
    7. Trà hương lài: 1 gói
    8. Thuốc lá: 1 gói
    9. Rượu nếp: 1 chai
    10. Nước chai 330ml: 1 chai
    11. Giấy cúng giỗ tổ ngành: 1 bộ (set to nhiều vàng mã)
    12. Bánh kẹo: 1 (2 hộp bánh 1 bịch kẹo)
    13. Trầu cau: 1 (3 quả cầu , 5 lá trầu)
    14. Chè lớn(500gram): 5 hộp (chè đậu trắng )
    15. Xôi lớn (500gram): 5 hộp (Xôi gấc in mặt đậu xanh )
    16. Cháo trắng lớn: 5 hộp
    17. Bộ Tam sên:  1 phần (3 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc, 3 con tôm càng)
    18. Gà luộc: 1 con (Gà ta 2kg – 2,5kg, cháo+ gỏi)
    19. Tháp thỏi vàng 8 tầng cao 80cm: 1
    20. Thịt heo quay: 1
    21. Bánh bao trái đào sen: 1 phần(5 trái hoặc 3 trái bánh bao túi tiền vàng )
    22. Nước coca ( hoặc sting màu vàng ): 5 (hặc sting lon vàng)
    23. Bia tiger: 5

    Dụng cụ đi kèm

    1. Ly sứ hồng cánh sen: 6
    2. Chén, Đũa, Muỗng: 5 bộ (Dụng cụ sử dụng một lần)
    3. Bình hoa: 1
    4. Lư nhang: 1

    Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc gói 3 – Giá: 7.653.000vnđ

    1. mâm ngũ quả ( trái cây nhập và theo mùa ): 1 giỏ
    2. Hoa cúng: 1 bó lớn hoa đồng tiền
    3. Nhang rồng phụng: 3 cây
    4. Nhang thơm: 1 (nhang 4 tấc + nhang nhí nhỏ)
    5. Đèn cầy: 2 (ly lớn)
    6. Gạo hủ + muối hủ: 1
    7. Trà hương lài: 1 gói
    8. Thuốc lá: 1 gói
    9. Rượu Volka: 1 chai
    10. Nước chai 330ml: 1 chai
    11. Giấy cúng giỗ tổ ngành: 1 bộ (set đặc biệt nhiều vàng mã )
    12. Bánh kẹo: 1 (4 hộp bánh 2 bịch kẹo)
    13. Trầu cau: 1 (5 quả cầu , 5 lá trầu)
    14. Chè lớn: 10 hộp (chè đậu trắng )
    15. Xôi lớn: 10 hộp (Xôi gấc in mặt đậu xanh )
    16. Cháo trắng: 10 hộp
    17. Bộ Tam sên:  1 phần (5 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc, 5 con tôm càng)
    18. Gà luộc: 2 con (Gà ta 2kg – 2,5kg, cháo+ gỏi)
    19. Heo sữa quay 4kg – 5kg: 1 con (kèm nước chấm, đồ chua, bánh bao chiên )
    20. Tháp thỏi vàng 8 tầng cao 80cm: 1
    21. Thịt heo quay: 1
    22. Bánh bao trái đào sen: 1 phần(10 trái hoặc 7 trái bánh bao túi tiền vàng )
    23. Nước coca ( hoặc sting màu vàng ): 10 (hặc sting lon vàng)
    24. Bia tiger: 10 lon

    Dụng cụ đi kèm

    1. Ly sứ Hồng cánh sen: 6 (có thể đổi bằng nhựa)
    2. Chén, Đũa, Muỗng sứ: 10 (có thể đổi bằng nhựa)
    3. Bình hoa: 1 bình
    4. Lư nhang: 1 cái
    5. Dao cắm lưng heo: 1

    Văn khấn mâm cúng giỗ tổ nghề mộc

    Trong lễ giỗ tổ nghề mộc, bài văn khấn đóng vai trò quan trọng, giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính và nguyện cầu những điều may mắn cho bản thân và công việc. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn mâm cúng giỗ tổ nghề mộc sau đây: 

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

    Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

    Tín chủ con là: 

    Ngụ tại: 

    Hôm nay là ngày… tháng… năm…tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

    Con kính mời ngài Thánh sư nghề Mộc

    Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Mộc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Các lưu ý khi cúng giỗ tổ nghề mộc

    Để lễ cúng giỗ tổ nghề mộc diễn ra trang nghiêm và đúng phong tục, gia chủ cần lưu ý một số điều quan trọng sau. Những lưu ý này giúp gia chủ thực hiện lễ giỗ tổ một cách trang trọng, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ nghề và cầu mong sự bình an, thịnh vượng cho công việc kinh doanh và sản xuất.

    • Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc nhất định phải không thể thiếu gà trống luộc, heo quay và rượu nếp trắng. Đây là những lễ vật truyền thống mang ý nghĩa may mắn và thịnh vượng.
    • Người đứng ra thực hiện nghi thức cúng giỗ nên là thợ mộc có uy tín trong nghề hoặc là người lớn tuổi nhất. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với người có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về nghề.
    • Sau khi sắp xếp lễ vật lên bàn thờ tổ, chủ lễ cần khấn vái, xá ba xá và lạy ba lạy. Một ly rượu trắng sẽ được trao cho thầy thợ, người thầy sẽ uống cạn ly để chấp nhận sự kính trọng từ các môn đồ và đây cũng như một lời hứa hẹn sẽ truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm nghề.
    • Sau khi hoàn tất lễ cúng, thường có buổi tiệc thân mật giữa các thầy thợ, nhân viên và khách mời. Đây là dịp để mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao tinh thần đoàn kết trong nghề.

    Đơn vị cung cấp mâm cúng giỗ tổ nghề mộc trọn gói

    Mâm Cúng Kiến Tường tự hào là đơn vị uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ mâm cúng trọn gói cho mâm cúng giỗ tổ nghề mộc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức và chuẩn bị lễ vật, Kiến Tường cam kết mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Kiến Tường hiểu rõ tầm quan trọng của lễ giỗ tổ nghề mộc đối với những người làm nghề. Chính vì thế, tất cả các lễ vật được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc chọn lựa trái cây, gà trống, heo quay, cho đến hoa, nhang, và các vật phẩm tâm linh khác.

    Với dịch vụ trọn gói từ Mâm Cúng Kiến Tường, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, đồng thời không phải lo lắng về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến lễ vật hay nghi thức.Kiến Tường cung cấp nhiều gói mâm cúng giỗ tổ nghề mộc khác nhau, từ cơ bản đến cao cấp, phù hợp với mọi nhu cầu và ngân sách của khách hàng. Dịch vụ cung cấp mâm cúng giỗ tổ nghề mộc của Kiến Tường cam kết mang đến những lễ vật đầy đủ, trang trọng với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

    Đội ngũ nhân viên của Mâm Cúng Kiến Tường không chỉ có kinh nghiệm dày dặn mà còn luôn tận tâm, nhiệt tình trong việc phục vụ khách hàng. Mỗi mâm cúng đều được bày biện cẩn thận và tỉ mỉ, từ việc lựa chọn lễ vật đến cách sắp xếp, đảm bảo đúng chuẩn phong thủy và nghi thức tâm linh. Đội ngũ tư vấn viên của Kiến Tường luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc, giúp buổi lễ của bạn diễn ra một cách trọn vẹn và suôn sẻ.

    Các câu hỏi thường gặp khi giỗ tổ nghề mộc

    Ai là ông tổ ngành Gỗ?

    Ông tổ nghề mộc thường được biết đến là Lỗ Ban, một thợ mộc tài ba ở Trung Hoa cổ đại, sống vào thời kỳ Lục quốc phân tranh. Ông nổi tiếng với nhiều sáng tạo trong nghề, trong đó có việc chế tạo con diều bằng gỗ giúp quân đội do thám lãnh thổ địch, góp phần vào thắng lợi trong các cuộc chiến. Lỗ Ban cũng chỉ huy xây dựng nhiều cung điện lộng lẫy cho vua, và phát minh ra các dụng cụ đo đạc, nổi bật là thước Lỗ Ban, hiện vẫn được sử dụng. Vì những cống hiến to lớn, ông được phong là “ông tổ nghề mộc” và ngày 20 tháng Chạp được chọn làm ngày giỗ tổ.

    Ngoài Lỗ Ban, ở Việt Nam còn có truyền thuyết về Nguyễn Công Nghệ, một thợ mộc tài năng sống vào thời chúa Trịnh. Ông được chúa mời chạm trổ ngai vàng nhưng bị giam giữ vì ngủ quên trên ngai. Sau khi bà chúa phát hiện tài năng của ông, ông được giao nhiệm vụ chạm khắc tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tạo dựng tên tuổi vang danh khắp nơi.

    Cả hai nhân vật này đều đóng góp to lớn cho nghề mộc và được tôn vinh là tổ nghề, biểu tượng cho sự khéo léo và sáng tạo trong ngành gỗ.

    Giỗ tổ thợ mộc ngày nào?

    Hằng năm, người trong ngành Gỗ thường tổ chức giỗ tổ vào ngày 20 tháng Chạp âm lịch để tỏ lòng biết ơn ông tổ nghề. Đây là dịp quan trọng để các thợ mộc, chủ xưởng và các công ty nội thất chuẩn bị lễ cúng. Ngoài ra, ở một số nơi, ngày 13 tháng 6 âm lịch cũng được chọn làm ngày giỗ tổ với quy mô nhỏ hơn, thường chỉ tổ chức đơn giản tại nơi làm việc. Tuy nhiên, ngày 20 tháng Chạp vẫn là ngày phổ biến nhất để cúng giỗ tổ nghề mộc.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về mâm cúng giỗ tổ nghề mộc. Với những tiêu chí uy tín, chất lượng, tiện lợi và tiết kiệm, Mâm Cúng Kiến Tường đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Hãy để chúng tôi giúp bạn chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề mộc hoàn hảo, để lòng thành của bạn được gửi đến tổ nghề một cách trọn vẹn nhất!

    Xem thêm
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận