Skip to main content

Các phong tục trong Tết Đoan Ngọ và ý nghĩa từng phong tục

Biên tập Nguyễn Thuận
Ngày đăng: 11/11/2024
40

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Các phong tục thường diễn ra trong dịp Tết Đoan Ngọ gồm: Khảo cây giờ Ngọ, hái lá thuốc, ăn trái cây, dâng hương tổ tiên, thả diều,… Mỗi vùng miền sẽ có một phong tục khác nhau trong ngày lễ này. Tuy  nhiên, ý nghĩa của những phong tục này cụ thể như thế nào? Cùng Mâm Cúng Kiến Tường tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Các phong tục trong Tết Đoan Ngọ và ý nghĩa từng phong tục
Các phong tục trong Tết Đoan Ngọ và ý nghĩa từng phong tục

Nếu bạn đang muốn đặt mâm cúng tết đoan ngọ thì hãy liên hệ ngay cho dịch vụ đồ cúng Kiến Tường quá hotline 0383.535.362 để được tư vấn.

Các phong tục trong Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau thực hiện những phong tục cổ truyền với mong ước được sung túc và bình an. Các phong tục phổ biến nhất phải kể đến trong ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

Xem thêm: Cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà hay ngoài sân

Khảo cây vào giờ Ngọ

Vào đúng 12 giờ trưa ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều địa phương sẽ thực hiện nghi thức khảo cây, còn gọi là đánh cây. Những cây được khảo thường là cây ăn quả ít trái hoặc bị sâu bệnh.

Nghi thức khảo cây có sự tham gia của hai người: một người sẽ trèo lên cây đóng vai cây, trong khi người còn lại đứng dưới, cầm dao gõ vào gốc cây và đưa ra các câu hỏi để người trên cây trả lời. Các câu hỏi có thể là: “Tại sao năm nay cây không đơm hoa kết trái?”, “Mùa tới cây có ra nhiều quả không?”,… Theo quan niệm xưa, nếu thực hiện nghi thức này kèm theo mong ước sung túc, đủ đầy thì điều ước sẽ thành hiện thực.

Khảo cây vào giờ Ngọ
Khảo cây vào giờ Ngọ

Hái lá thuốc

Theo phong tục này, vào đúng 12 giờ trưa, nhất là ở vùng nông thôn, người dân thường rủ nhau đi hái lá thuốc. Theo quan niệm xưa, đây là thời điểm dương khí mạnh nhất trong năm, khi mặt trời tỏa ra nguồn năng lượng tốt nhất, nên các loại cây lá hái vào thời gian này có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Các loại cây thường được hái là những loại có khả năng trị bệnh như bệnh ngoài da hay các bệnh về đường ruột. Sau khi hái về, người dân sẽ đun nước để tắm hoặc xông, nhằm phòng ngừa hoặc chữa bệnh.

Hái lá thuốc
Hái lá thuốc

Tắm nước lá mùi

Cây mùi là loại cây có lá nhỏ và hương thơm. Theo truyền thống, đun nước tắm bằng cây mùi trong ngày này có thể giúp tránh gió máy, cảm mạo, giải độc và mang lại sức khỏe tốt.

Ăn trái cây giết sâu bọ

Vào ngày Tết Đoan Ngọc, nhiều người tin rằng ăn một số loại trái cây có vị chua như mận, cam, bưởi, xoài,… sẽ giúp loại bỏ sâu bọ và mầm bệnh trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc ăn những loại trái cây đầu mùa cũng thể hiện mong muốn có cuộc sống sung túc, cây cối đơm hoa kết trái.

Xem thêm: Các loại quả cúng tết đoan ngọ

Ăn trái cây giết sâu bọ
Ăn trái cây giết sâu bọ

Ăn cơm rượu nếp

Vào ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm, nhiều gia đình sum họp và cùng nhau ăn cơm rượu nếp cẩm. Cơm rượu nếp cẩm được làm từ gạo nếp cẩm nấu lên men với rượu, có vị ngọt và có công dụng chữa nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, giảm cơn khát, và trị chứng ra mồ hôi trộm,…

Phong tục này đã có từ lâu đời, thể hiện mong muốn xua tan mầm bệnh trong cơ thể, mang lại sức khỏe dồi dào và sự tươi trẻ.

Ăn cơm rượu nếp
Ăn cơm rượu nếp

Ăn bánh ú tro

Bánh ú tro cũng là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Loại bánh này dễ ăn, dễ tiêu, giúp mát ruột và thường được dùng kèm với đường hoặc mật. Bánh được gói thành từng chùm, mỗi chùm gồm 7 – 10 cái, sau đó cho vào nồi luộc chín. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng ăn bánh và trò chuyện vui vẻ.

Ăn bánh ú tro
Ăn bánh ú tro

Ăn thịt vịt

Thịt vịt được ưa chuộng trong Tết Đoan Ngọ vì đây là thời điểm thịt vịt béo, thơm ngon, và có tính hàn theo Đông y, giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng khi dương khí cực thịnh. Vì vậy, ăn thịt vịt trong dịp này không chỉ là phong tục mà còn là lựa chọn phù hợp với khí hậu mùa hè, cân bằng âm – dương.

Ăn thịt vịt
Ăn thịt vịt

Tết Đoan Ngọ có ăn chay không?

Nhiều gia đình đã lựa chọn ăn chay trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo dân gian, thời điểm chuyển mùa từ xuân sang hạ khiến cơ thể dễ tích tụ độc tố do thay đổi thời tiết, chế độ ăn và sinh hoạt. Vì vậy, ăn chay với các món thanh đạm, mát gan, giải độc giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh.

Theo y học cổ truyền, mùa hè thuộc dương, nên cần cân bằng với thực phẩm mang tính âm như rau củ và trái cây. Ăn chay vào ngày Tết Đoan Ngọ giúp điều hòa âm dương, cân bằng khí huyết và mang lại sức khỏe tốt. Hơn nữa, ăn chay còn mang ý nghĩa thanh tịnh tâm hồn, hướng về những giá trị tinh thần cao đẹp.

Vào Tết Đoan Ngọ, mọi người tạm gác lại những lo toan để  cầu mong bình an, hướng đến điều thiện lành và may mắn cho bản thân và gia đình. Do đó, trong dịp Tết Đoan Ngọ, các món ăn chay cũng được nhiều gia đình lựa chọn làm món ăn để cùng nhau quây quần thưởng thức.

Giải đáp: Nguồn gốc và ý nghĩa của tết đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ có ăn chay không?
Tết Đoan Ngọ có ăn chay không?

Việc hiểu rõ các phong tục trong Tết Đoan Ngọ không chỉ giúp chúng ta giữ gìn những truyền thống văn hóa, mà còn giúp kết nối các thế hệ và tôn vinh giá trị tinh thần của dân tộc. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ qua bài viết, bạn đã hiểu rõ về phong tục trong Tết Đoan Ngọ. Nếu bạn còn những câu hỏi cần được hỗ trợ, hãy để lại bình luận để Mâm Cúng Kiến Tường giải đáp giúp bạn nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Gợi ý bài văn khấn tết doan ngọ.

Dịch vụ của chúng tôi

Tôi là Ngọc Thuận (Nguyễn Ngọc Thuận) là founder & Ceo của mâm cúng Kiến Tường. Tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm làm đầu bếp và quản lý tổ chức tiệc tại nhà và công ty. Hiện nay tôi thành lập website mâm cúng Kiến Tường để cung cấp các mâm cúng tại tphcm nói riêng và toàn Việt Nam nói chúng. Ngoài ra tôi cũng chia sẽ thêm về các kiến thức về mâm cúng. Mọi thông tin được chia sẽ trên Website là hoàn toàn miễn phí.
Bình luận
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Dịch vụ của chúng tôi