Văn khấn tất niên cuối năm: Ý nghĩa và cách thực hiện
Trong bài viết này, mâm cúng Kiến tường sẽ gợi ý nội dung bài văn khấn cúng tất niên chi tiết nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung văn khấn cúng tất niên thì hãy tham khảo bài viết này ngay nha.
Để có một mâm cúng tất niên cuối năm thật chỉn chu. Hãy liên hệ đặt mâm cúng tại Kiến Tường. Chúng tôi chuyên cung cấp đặt mâm cúng tất niên công ty, đặt mâm cúng tất niên cửa hàng trọn gói giá rẻ. Liên hệ 0383.535.362 để được tư vấn.
Ý nghĩa của việc đọc Văn khấn cúng tất niên
Đọc Văn khấn cúng tất niên trong dịp cuối năm không chỉ là một nghi thức truyền thống mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc. Đọc bài khấn cúng tất niên giúp gia chủ gửi lời tri ân đến các vị thần linh, tổ tiên và mong muốn những điều may mắn, bình an cho năm mới. Đây cũng là cách thể hiện lòng biết ơn với những gì đã đạt được trong năm qua, đồng thời cầu chúc cho một khởi đầu thuận lợi và thành công. Nghi thức này không chỉ mang lại cảm giác an lành mà còn giúp gia đình thêm gắn kết, cùng nhau nhìn lại và chuẩn bị tâm thế cho những dự định mới.
Nội dung Văn khấn cúng tất niên cuối năm
Văn khấn tất niên trong nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy các vị Tổ tiên, ông bà, chư vị gia tiên nội ngoại.Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm…
Gia đình con là: (Tên của gia chủ)
Ngụ tại: (Địa chỉ nhà)Nhân dịp cuối năm, chúng con sắm sửa hương hoa, lễ vật, cơm canh đầy đủ, trước án thành tâm dâng kính, xin chư vị Tôn thần chứng giám, mời các cụ tổ tiên, ông bà về hưởng lễ. Chúng con cầu mong năm mới bình an, may mắn, gia đạo hưng thịnh, tài lộc dồi dào.
Chúng con cúi xin các bậc tiền nhân phù hộ độ trì, cho gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, và mọi sự như ý. Thành tâm kính lễ, cúi mong được chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn tất niên ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm…,
Tín chủ (chúng) con là: (Tên của gia chủ)
Ngụ tại: (Địa chỉ nhà)Trước án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm cũ sắp qua, xuân tiết gần kề, năm mới sắp tới. Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sửa phẩm vật hương hoa, cơm canh tươm tất, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, kính dâng tổ tiên, tưởng nhớ chư linh.
Nhân dịp Tuế trừ cáo tế, chúng con cúi xin chư vị Tôn Thần, gia tiên nội ngoại, cùng bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phù hộ cho toàn gia, lớn bé, già trẻ bình an, thịnh vượng, công việc hanh thông, mọi sự thuận lợi. Người người đều bình an, năm tháng dồi dào phúc lộc. Âm phù dương trợ, ước nguyện thành tâm, bốn mùa không gặp điều xấu, tám tiết hưởng trọn điềm lành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám…
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn tất niên công ty và cơ quan
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Chúng con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư vị Tôn thần.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần, Ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng, Thần linh Thổ địa, các ngài Tôn thần cai quản khu vực này.Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm…,
Chúng con đại diện cho công ty/cơ quan… (Tên công ty hoặc cơ quan),
Ngụ tại… (Địa chỉ công ty hoặc cơ quan).Nhân dịp cuối năm, chúng con cùng tập thể công ty/cơ quan thành tâm chuẩn bị hương hoa, phẩm vật, lễ cúng tất niên dâng lên chư vị Tôn thần và chư vị tổ tiên. Xin các ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho công ty/cơ quan chúng con bước sang năm mới được hanh thông, phát triển bền vững, sự nghiệp thành đạt, vạn sự như ý.
Chúng con xin chư vị Tôn thần phù hộ cho toàn thể nhân viên, lãnh đạo công ty/cơ quan được sức khỏe dồi dào, gia đạo bình an, mọi sự thuận lợi. Cầu cho công ty/cơ quan ngày càng phát triển, hưng thịnh, làm ăn phát đạt và đạt nhiều thành công mới.
Chúng con cúi xin chứng giám và độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Các lưu ý khi đọc Văn khấn cúng tất niên cuối năm
Ngày giờ tốt đọc văn khấn tất niên?
Trong phong tục Việt, chọn ngày giờ tốt để đọc văn khấn tất niên là việc làm quan trọng nhằm đón tài lộc và may mắn cho năm mới. Thường vào những ngày cuối tháng Chạp, các gia đình sẽ xem xét ngày đẹp, hợp mệnh với gia chủ để tiến hành lễ cúng. Những ngày tốt phổ biến cho lễ tất niên bao gồm ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp, bởi đây là thời điểm gần với năm mới, mang lại ý nghĩa tiễn biệt năm cũ và đón chào năm mới.
Giờ cúng thường được chọn vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi không khí yên bình, phù hợp để gửi lời cầu mong đến thần linh và tổ tiên. Gia chủ nên ưu tiên các khung giờ Hoàng đạo như giờ Thìn (7-9h sáng) hoặc giờ Dậu (17-19h chiều) để buổi lễ thêm phần linh thiêng và tốt lành.
Ai nên là người độc văn khấn cúng tất niên?
Người đọc văn khấn cúng tất niên thường là người có vai trò chủ chốt trong gia đình, như trưởng họ, trưởng gia đình, hoặc người có trách nhiệm quản lý chung. Việc này không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh mà còn mang tính kết nối, giúp các thành viên trong gia đình cùng hướng đến những điều may mắn cho năm mới.
Thông thường, gia chủ – người trụ cột trong gia đình – sẽ đảm nhiệm vai trò này. Người đọc văn khấn tất niên cần có thái độ nghiêm túc, thành tâm, và tinh thần trân trọng. Nếu gia đình có người cao tuổi, như ông bà hoặc cha mẹ, thì việc họ đọc văn khấn cũng sẽ tăng thêm sự thiêng liêng và ý nghĩa cho buổi lễ. Trong trường hợp gia đình tổ chức cúng tại công ty hay cơ quan, người lãnh đạo thường sẽ đứng ra thực hiện nghi thức này để cầu mong may mắn, thuận lợi cho tập thể trong năm mới.
vậy là mâm cúng Kiến Tường đã chia sẽ hết nội dung về văn khấn cúng tất niên rồi. mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ thuộc được bài văn khấn và các lưu ý khi đọc văn khấn. Có thắc mắc gì hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp cho các bạn nha.
Xem thêm bài viết liên quan:
Cúng tất niên là gì? Ý nghĩa nguồn gốc của cúng tất niên.
Gợi ý mâm ngũ quả cúng tất niên chuẩn.
Giải đáp: cúng tất niên có cần gà không?